Los là gì? Trong lĩnh vực ngành quản trị nhà hàng – du lịch và quản lý khách sạn los có ý nghĩa gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết này ở dưới đây nhé!
1. Bạn có biết Los là gì?
Không có một định nghĩa cụ thể nhất định cho từ Los vì thuật ngữ này có thể đặt trong nhiều trường hợp và thậm chí trở thành ngôn ngữ chuyên ngành của lĩnh vực nào đó. Tuy nhiên, qua tìm hiểu và đọc rất nhiều tài liệu, Phượng nhận thấy từ los được sử dụng rất phổ biến trong hai lĩnh vực, bao gồm lĩnh vực kinh doanh nhà hàng – khách sạn và lĩnh vực công nghệ thông tin. Vậy trong từng trường hợp này, los biểu thị cho điều gì?
Trước tiên, đi tìm định nghĩa của từ los trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn. Los được dùng để nói về hoạt động quản lý nguồn doanh thu của mỗi khách sạn. Cụ thể hơn, đây là một thuật ngữ chuyên ngành khách sạn nói về thời gian lưu trú khách hàng ở trong khách sạn, được các nhà quản lý đánh giá là một chỉ số vô cùng quan trọng để giúp họ quản lý nguồn thu.
Theo dõi chỉ số los sẽ giúp họ đưa ra được nhiều biện pháp thích hợp kịp thời nhằm mục đích tối đa hiệu quả công suất các phòng ốc khách sạn, từ đó có thể tăng doanh thu theo những kế hoạch đã đặt ra. Vậy nên đây cũng là một trong những thuật ngữ mà những người đang the học ngành quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống – quản lý khách sạn nên chú ý tới.
Ngoài ý nghĩa trên, los còn chỉ một loại đèn báo trong hoạt động công nghệ, viễn thông, thường xuất hiện tại các nhà mạng như Viettel. Đèn los nháy đỏ là tín hiểu báo sự ngắt quãng, không ổn định của đường truyền hệ thống mạng.
Đây chính là giá trị ý nghĩa thông dụng của từ Los. Nếu bạn đang quan tâm tới một trong hai trường hợp này, hãy đọc tiếp những thông tin mà Phượng chia sẻ bên dưới để hiểu sâu hơn các giá trị mà thuật ngữ này biểu thị nhé.
2. Los trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn và những dạng thức tồn tại
Chỉ số los tồn tại ở 3 hình thức khác nhau đòi hỏi nhà quản trị phải nắm bắt được để áp dụng một cách phù hợp cho các chiến lược kinh doanh cụ thể.
2.1. ALos – Chỉ số về thời gian trung bình khách hàng lưu trú lại khách sạn
Chỉ số ALos được đưa ra để đo lường, tính toán thời gian lưu trú của khách hàng, thông qua đó có thể phục vụ cho các chiến lược phân khúc các nhóm khách hàng, đồng thời ALos giúp người quản trị tiện theo dõi chất lượng của các cơ sở lưu trú có kèm dịch vụ đủ khả năng thu hút khách hàng hay không để chủ động đưa ra được những phương án tiếp theo chẳng hạn như chất lượng các loại phòng : phòng dorm, phòng deluxe, phòng bungalow (thường xuất hiện ở các khu resort), phòng đôi, phòng standard, phòng suite, phòng premier, phòng executive,… hay là chất lượng các dịch vụ trong khách sạn như bed and breakfast, continental breakfast, fine dining, laundry, amenities, babysitter,…
Ở dạng thức này, Alos có công thức tính toán cụ thể để có được kết quả đo lường chính xác như sau:
ALos = Tổng số « đêm » các phòng được đem vào sử dụng : Tổng số phòng đặt
Có nghĩa là lấy con số sử dụng thực tế (theo thời gian tính là ban đêm) chia cho tổng số phòng đã được đặt trên hệ thống.
2.2. MinLos – Chỉ số về thời gian lưu trú tính ở hạn mức tối thiểu
Để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, nhiều khách sạn thường áp dụng một chiến lược kiểm soát số lượng đêm mà khách hàng ở lại. Mục tiêu của việc này là tối ưu hóa lợi nhuận bằng cách tập trung vào khách hàng lưu trú dài hạn thay vì những khách hàng đến lưu trú ngắn hạn. Điều này giúp tận dụng tối đa số lượng phòng và tránh tạo ra khoảng thời gian trống không chờ đợi khách.
Phương án “MinLos” thường được áp dụng bởi quản trị khách sạn trong những thời điểm cao điểm của mùa du lịch, thường bắt đầu từ đầu mùa cao điểm. Nó thường thực hiện bằng cách từ chối các đặt phòng từ những khách hàng chỉ muốn lưu trú 1 đêm và từ những đặt phòng de đến gần thời điểm lưu trú. Chiến lược này giúp kiểm soát việc đặt phòng của khách hàng và tập trung vào việc tối ưu hóa sự sử dụng phòng cho thời gian dài hạn.
2.3. MaxLos – Chiến lược thời gian lưu trú tối đa
Có thể nói rằng đây là một chiến lược khá hiệu quả để tối ưu hóa lợi nhuận bằng cách giới hạn thời gian lưu trú của khách hàng. Mục tiêu của chiến lược này là tạo điều kiện tối ưu cho việc triển khai chiến dịch bán phòng với giá cao trong khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại phòng đều có thể áp dụng chiến lược này. Sự lựa chọn của loại phòng để áp dụng MaxLos còn phụ thuộc vào các yếu tố về tiện nghi và mỹ quan của căn phòng, bởi khách hàng thường không sẵn sàng trả giá cao nếu không có các tiện ích sang trọng hoặc vị trí đẹp.
Tuy nhiên, khi hạn chế thời gian tối đa của khách mà vẫn có khách muốn ở thêm thì quản lý doanh thu phải xem xét cách tính giá theo hai cách sau:
- Tăng giá phòng: Tăng giá phòng cho những đêm tiếp theo khi khách hàng muốn lưu trú thêm.
- Giảm giá đặc biệt: Cung cấp mức giá giảm đặc biệt cho các đêm tiếp theo mà khách hàng muốn ở thêm. Điều này có thể tạo sự hài lòng cho khách hàng và duy trì một ấn tượng tích cực về khách sạn của họ.
Để tận dụng tốt nhất chiến lược MaxLos, quản lý doanh thu cần phải tính toán kỹ càng và chắc chắn rằng việc áp dụng nó vào thời điểm phù hợp với nhu cầu đặt phòng của khách sạn. Nếu tính toán sai, chiến lược có thể gây mất mát lợi nhuận.
3. Tín hiệu đèn báo los trong lĩnh vực công nghệ – viễn thông
Trong xã hội hiện đại, dường như nhà ai cũng đều kết nối mạng internet. Nếu chịu khó quan sát thì đôi khi bạn sẽ thấy trường hợp này xảy ra: trên modern có đèn los nháy đỏ. Khi nhận được tín hiệu này, bạn có thể hiểu là đường truyền mạng internet của nhà bạn đang gặp trục trặc, bị gián đoạn.
3.1. Nguyên nhân của đèn los báo đỏ là gì?
Các nhà kỹ thuật chia sẻ rất nhiều về hiện tượng đèn los báo đỏ và cho biết, sở dĩ có tình trạng này xảy ra là xuất phát từ một lý do duy nhất, ấy là vì đường truyền mạng đã gặp sự cố. Và sự cố đó cụ thể là gì thì phải trực tiếp bộ phận kỹ thuật xem xét và « bắt bệnh » mới tìm ra để khắc phục, đó có thể là do thao tác động chạm hoặc di chuyển cục phát wifi khiến cho đầu cắm fastconnect bị lỏng, hoặc cũng có thể nguyên nhân đơn giản xuất phát từ việc dây dẫn truyền mạng bị đứt, mọi kết nối đều bị ngắt quãng và đèn los lúc này phải « kêu than » về sự cố này.
3.2. Bạn có thể tự khắc phục lỗi đèn los báo đỏ như thế nào?
Khi đèn LOS báo đỏ sáng, đa số khách hàng thường không thể tự khắc phục vấn đề này mà cần phải liên hệ với đội ngũ kỹ thuật để kiểm tra và xử lý. Nếu bạn sử dụng dịch vụ mạng của một nhà cung cấp cụ thể, hãy gọi đến tổng đài hỗ trợ của họ và thông báo về tình trạng modem có đèn LOS đỏ sáng. Họ sẽ sắp xếp một kỹ thuật viên đến để giải quyết vấn đề này.
Tuy nhiên, trước khi liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ, hãy xem xét liệu nguyên nhân có thể do bạn gây ra không, ví dụ như việc di chuyển modem hoặc làm đụng vào nó gần đây. Nếu có, lỗi đèn LOS đỏ có thể do đầu cắm kết nối không chặt. Trong trường hợp này, bạn có thể tự mình khắc phục bằng cách kiểm tra và đảm bảo rằng đầu cắm đã được cắm chặt. Nếu tình trạng vẫn không cải thiện, sau đó hãy liên hệ với tổng đài hỗ trợ của nhà cung cấp dịch vụ mà bạn đang sử dụng.
Mỗi nhà cung cấp dịch vụ mạng có chính sách chăm sóc khách hàng và xử lý kỹ thuật riêng. Ví dụ, nhà mạng Viettel thường xử lý lỗi mạng theo thời gian cụ thể. Nếu bạn báo cáo lỗi trước 8 giờ tối, họ sẽ cố gắng xử lý trong ngày đó, nhưng nếu lỗi xảy ra sau 8 giờ tối, họ sẽ xử lý vào ngày tiếp theo.
3.3. Cách nhận biết modern đang hoạt động tốt thông qua đèn báo los
Cách để kiểm tra xem modem có hoạt động đúng cách hay không không quá phức tạp. Bạn chỉ cần quan sát trạng thái của đèn LOS. Một modem hoạt động bình thường thường có 4 đèn sáng ổn định: PON, WLAN, nguồn và LAN. Nếu bất kỳ một trong những đèn này thiếu sáng (ngoại trừ đèn LAN), thì đó là dấu hiệu của lỗi và bạn cần phải khắc phục nó.
Hiểu rõ các giá trị LOS giúp bạn sử dụng modem một cách hiệu quả, đặc biệt trong việc sử dụng dịch vụ khách sạn và công nghệ viễn thông. Hi vọng rằng thông qua bài viết này, bạn có thêm một số lời khuyên hữu ích để tối ưu hóa cuộc sống của mình.