Kênh bán phòng OTA vẫn là sự lựa chọn phổ biến của nhiều khách sạn để hợp tác trong việc tiếp thị và bán phòng. Tuy nhiên, mỗi khi khách sạn bán một phòng thông qua OTA, họ phải trả một khoản phí được gọi là phí hoa hồng OTA. Vậy, phí hoa hồng OTA là gì và hiện nay phí này có sự biến đổi từ mức cao nhất đến thấp nhất ra sao? Liệu có nên ngừng sử dụng kênh OTA để bán phòng? Hãy cùng Golden Lotus tìm hiểu chi tiết ở bài viết này nhé!
Mọi quan hệ hợp tác kinh doanh đều trên tinh thần “cả 2 cùng có lợi”. Bán phòng trên các kênh OTA cũng như thế. Khách sạn bán được phòng trên đó phải chi một khoản phí hoa hồng cho kênh OTA tương ứng. Hiểu phí hoa hồng OTA là gì và tỷ lệ phí hoa hồng chi tiết của những kênh OTA phổ biến nhất hiện nay giúp khách sạn hay cơ sở lưu trú cân nhắc lựa chọn kênh hợp tác hợp lý và hiệu quả.
Phí hoa hồng OTA là gì?
Phí hoa hồng OTA (hay OTA Commission) là cụm từ chỉ một khoản phí cụ thể, theo tỷ lệ % nhất định mà cơ sở kinh doanh lưu trú phải trả cho kênh OTA hợp tác tương ứng cho một lượt đặt phòng thành công trên kênh đó, theo thỏa thuận đã chốt từ trước.
Các kênh OTAs khác nhau quy định mức phí hoa hồng cao – thấp khác nhau. Cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú cân nhắc số tiền phải bỏ ra so với doanh thu và giá trị nhận về khi liên kết bán phòng trên nền tảng đó để quyết định có bán phòng hay không.
Phí hoa hồng OTA nào cao – thấp nhất?
Booking, Agoda, Expedia, Airbnb, Traveloka, VnTrip… là những kênh OTA được nhiều khách sạn, homestay hay cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú nói chung tại Việt Nam tin tưởng lựa chọn. Cùng tìm hiểu xem phí hoa hồng cho từng kênh OTA uy tín và phổ biến này là bao nhiêu – phí hoa hồng OTA nào cao, thấp nhất hiện nay nhé!
+ Booking: 15%
+ Agoda: 20% trở lên
+ Expedia: phổ biến ở mức 15-17%; tuy nhiên, có giai đoạn lên đến 25% cho các khách sạn 3 sao, phân khúc 4-5 sao có thể thỏa thuận mức phí thấp hơn
+ Airbnb: chỉ phải trả 3%, khách trọ sẽ share bớt và trả 6-12% tùy thời hạn lưu trú dài hay ngắn
+ Hotels.com: khoảng 15-18%
+ Traveloka: hiện không được công khai; tuy nhiên, nguồn tin nội bộ cho hay mức thu vào khoảng 15%
+ Mytour: linh hoạt, theo mức chiết khấu – tỷ lệ % theo thỏa thuận từ giá phòng bán được
+ Luxstay: tối đa là 15%
+ VnTrip: linh hoạt, theo thỏa thuận
+ …
Nhìn chung, để cạnh tranh, đa số các kênh OTA sẽ thu phí hoa hồng với tỷ lệ thỏa thuận dao động trong khoảng 15-25% cho mỗi lượt booking thành công. Tuy nhiên, với riêng kênh Airbnb, chính sách phí hoa hồng có vẻ ưu đãi hơn khi chỉ thu từ host có 3% phí (nếu khách trọ cùng chia phí trả) hoặc 14-16% phí (cho trường hợp chỉ duy nhất host phải trả).
Chọn kênh OTA nào để bán phòng mới hiệu quả?
Internet ngày càng phủ sóng, khách hàng lại ngày càng chuộng đặt mua mọi thứ trên mạng. Bởi sự tiện lợi, nhanh chóng và dễ dàng. Do đó, hợp tác để đăng bán phòng trên (các) kênh OTAs được gần như mọi cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú lựa chọn. Tuy nhiên, không thể liên hệ để đăng bán phòng trên tất cả các kênh, vì chi phí cao lại không mang lại hiệu quả như mong đợi. Thế nên, cần thiết chọn ra một hay một vài kênh OTA bán phòng hiệu quả.
Nhìn chung, việc lựa chọn kênh OTA khả năng cao mang lại hiệu quả bán phòng vượt trội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
– Mức độ ưa chuộng và phổ biến của đối tượng khách book phòng mục tiêu qua kênh OTA nào thì ưu tiên chọn kênh, các kênh OTA đó. Chẳng hạn: Booking thì phủ sóng toàn cầu trong khi Agoda, Expedia lại được khách châu Á tin dùng, hay Mytour, Traveloka thì được nhiều khách Việt sử dụng…
– Phí hoa hồng OTA nào hợp lý với ngân sách của cơ sở cũng như tiềm năng doanh thu có thể thu được từ lượng phòng bán được; từ đó mà tính toán và cân nhắc chọn kênh OTA phù hợp
– Các chính sách hỗ trợ khác của kênh OTA, tốc độ xử lý thông tin hay có sự cố liên quan xảy đến ra sao; đảm bảo không làm ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của cơ sở nói chung
– …
Có nên thôi bán phòng trên kênh OTA?
Khách sạn hay cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú nói chung không chỉ đăng bán phòng duy nhất trên kênh OTA. Bán phòng tại chỗ cho khách walking, bán phòng trực tiếp trên website, bán phòng thông qua công ty/ đại lý du lịch… cũng là những kênh bán phòng mang lại nhiều hiệu quả nhất định. Vậy, với chi phí hoa hồng phải bỏ ra tương đối cao khi liên kết bán phòng trên (các) kênh OTA như thế, liệu có nên thôi hợp tác?
Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào tính toán và cân nhắc được – mất của các nhà quản lý cơ sở, nhận định xem chi phí mất đi có đáng hay không so với doanh thu hay hiệu quả và tiềm năng kinh doanh thu về, từ đó mà ra quyết định phù hợp.
Gần như không một sự hợp tác kinh doanh với bên thứ 3 nào mà miễn phí cả. Liên kết bán phòng trên (các) kênh OTA cũng vậy. Khách sạn hay cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú phải trả phí hoa hồng tương ứng. Hy vọng qua bài viết này, các nhà quản lý hay chủ đầu tư trẻ đã hiểu được phí hoa hồng OTA là gì cùng những thông tin liên quan để có kế hoạch và chiến lược kinh doanh đạt hiệu quả cao.